Thứ Tư, 1 tháng 9, 2010

Paypal : Những điều cần biết

Thương mại điện tử ở nước ta đang trên đà phát triển. Điển hình là vừa rồi PayPal đã có 1 thông báo chính thức sẽ gỡ bỏ các hạn chế đối với khách hàng VN, bao gồm việc cho phép các tài khoản PayPal VN được phép rút tiền về ngân hàng địa phương cũng như nhận tiền thanh toán từ các tài khoản PayPal khác, bắt đầu kể từ ngày 14/10/2009. Đây là một tin vui cho cộng đồng người dùng ngày càng đông đảo ở Việt Nam.

Vậy Paypal là gì và tại sao lại có nhiều người dùng đến thế ? 

PayPal là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử (Hay còn được gọi là cổng thanh toán trực tuyến) được thành lập vào tháng 12 năm 1998 tại mỹ, đến ngày 3/10/2002 thì được eBay mua lại, và cho đến bây giờ thì là 1 công ty con của eBay (Một công ty kinh doanh lĩnh vực thương mại điện tử theo hình thức C2C) .

Lĩnh vực hoạt động chính của PayPal là chuyên cung cấp các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền trực tuyến qua mạng Internet. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực giống như của PayPal như: Moneybookers, Neteller, Webmoney ..v..v.. Nhưng qua nhiều năm hoạt động, thì PayPal đã trở thành 1 cổng thanh toán trực tuyến có uy tín và độ bảo mật cũng như phổ biến cao nhất thế giới trong lĩnh vực mua bán trực tuyến, điều này cũng dễ hiểu tại sao lại có nhiều người lựa chọn sử dụng nó đến thế.

Cổng thanh toán trực tuyến là gì? Và tại sao lại sử dụng chúng ?



Nhu cầu thương mại, kinh doanh trong cuộc sống chưa bao giờ là đủ. Từ khi internet ra đời, đã tạo thuận lợi cho rất nhiều người, doanh nghiệp nhỏ lẻ có thể vươn ra mỗi trường quốc tế để mua bán trao đổi hàng hóa qua mạng(thương mại điện tử) với mức chi phí vừa phải hoặc có thể nói là khá thấp. Các loại tài khoản sử dụng để thanh toán trực tuyến bắt đầu ra đời. Theo như tớ biết thì có 2 loại thẻ phổ biến hiện nay là thẻ vay nợ (debit card) và thẻ tín dụng (credit card) có thể làm tại các ngân hàng để sử dụng thanh toán trực tuyến. Điểm khác nhau của 2 loại thẻ này là:
  • Debit card: Nạp tiền vào bao nhiêu sử dụng bấy nhiêu.
  • Credit card: Có thể xài lố tiền sẵn có trong tài khoản, và thanh toán lại cho ngân hàng sau (1 hình thức vay tín dụng).
Tuy nhiên môi trường nào cũng có những mặt thiếu sót khó có thể tránh khỏi, nhu cầu quản lý và sử dụng của người dùng tăng cao, nhất là về khả năng bảo mật tài khoản, có vẻ như các ngân hàng không thể đáp ứng được hết, đã có rất nhiều vụ hack cũng như lừa đảo chiếm đoạt tiền trong thẻ tín dụng của người dùng. Thế là từ đó các dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến ra đời. Cổng thanh toán trực tuyến được ra đời nhằm đáp ứng như cầu an toàn và tiện lợi. Chúng giữ chức năng của bên trung gian giữa người bán và người mua. Người bán không sợ người mua dùng credit card chùa để mua, còn người mua không sợ mất tiền sau khi thanh toán xong người bán chạy làng. Ngoài ra, khả năng bảo mật thông tin cho người dùng là rất cao. Tại sao lại lựa chọn PayPal ? Yếu tố đầu tiên phải xét đến có lẽ là tính phổ biến của nó, ngày càng có rất nhiều doanh nghiệp cũng như cá nhân hoạt động trong lĩnh vực mua bán trực tuyến chọn lựa giải pháp thanh toán qua mạng bằng PayPal. Chúng ta cùng xét qua 1 vài ưu điểm của PayPal dưới đây để hiểu thêm là tại sao lại có nhiều người lựa chọn nó như vậy.
  • Cực kỳ bảo mật.
  • Hỗ trợ an toàn giao dịch cho cả người mua và người bán.
  • Thanh toán qua Paypal rất nhanh chóng, an toàn và tiện lợi
  • Một khi sử dụng PayPal để thanh toán, bạn sẽ không phải nhập số thẻ thanh toán (Visa, Master...) của mình mỗi khi cần
  • Một điểm khác biệt khá lớn của PayPal với các cổng thanh toán trực tuyến khác là sự uyến chuyển trong việc quản lý tiền cho khách hàng. Đó là chức năng chanrgebank, khách hàng có thể đòi lại số tiền sau khi đã gửi tiền đến tài khoản khác. Tuy nhiên thủ tục chargebank có rất nhiều rắc rồi mà bạn cần phải chứng minh, nên hãy suy nghĩ kỹ trước khi gửi tiền. Dù vậy, cũng chính vì tính năng này mà người dùng PayPal hoàn toàn có thể không lo lắng bị lừa đảo.
Sử dụng PayPal như thế nào ? Trước đây, việc sử dụng PayPal đối với dân việt nam vẫn còn gặp rất nhiều hạn chế, hy vọng từ ngày 14/10/2009 trở đi, mọi hạn chế sẽ được xóa bỏ. Để sử dụng dịch vụ của PayPal, chúng ta phải có tài khoản PayPal, quy trình của nó sẽ như sau: ->Đăng ký tài khoản PayPal -> Sử dụng Debit Card hoặc Credit Card nạp tiền vào tài khoản -> Sử dụng tài khoản PayPal để thanh toán trên các trang shopping online, hoặc chuyển tiền, rút tiền, tùy vào nhu cầu






Các điểm nhấn quan trọng :
  1. Tạo tài khoản paypal ở Việt Nam .
  2. Verify địa chỉ Email cho tài khoản Paypal.
  3. Đăng ký thẻ VISA Debit để giao dịch.
  4. Kết hợp & Xác nhận thẻ vào tài khoản Paypal để thực hiện các giao dịch.
  5. Một Hóa đơn minh họa thanh toán thành công bằng tài khoản Paypal.
  6. Rút tiền ngược từ tài khoản Paypal về thẻ để sử dụng.

Tạo tài khoản paypal ở Việt Nam:
- Nhấn vào liên kết Sign Up để đăng ký tài khoản paypal:



- Chọn quốc gia Việt Nam và loại tài khoản bạn cần tạo.
Có thể tạo Personal để mua hàng. Loại tài khoản này bạn có thể thay đổi sau cũng được.
Nhấn nút Get Started để bắt đầu.



- Nhập các thông tin về tài khoản cần tạo.
Sau đó nhấn nút Agree and Create Account. Nếu thông tin bạn nhập đúng và đầy đủ thì tài khoản của bạn sẽ được tạo và sẽ tới bước kế tiếp.




- Như vậy bạn đăng ký thành công tài khoản Paypal.
Bước này Paypal hỏi bạn có muốn gắn thẻ thanh toán của bạn vào Paypal bây giờ không, nếu bạn chưa có thẻ thì nhấn vào liên kết Go to My Account để vào trang nhà của bạn.





- Thiết lập câu hỏi bảo mật:

Lần đầu tiên bạn login thì Paypal sẽ tới trang thiết đặt câu hỏi bảo mật để sau này có thể phục hồi lại tài khoản nếu có trục trặc gì.
Paypal sẽ cho bạn set 2 câu hỏi. Hoàn tất và nhấn Submit để vào trang quản lý tài khoản.





- Giao diện trang tài khoản của bạn.
Chú ý mũi tên màu đỏ chỉ là nói tài khoản của bạn chưa được xác nhận. Bạn để ý cái box bên phải có 2 cái link Confirm email address và Confirm my debit or credit card.



Verify địa chỉ Email cho tài khoản Paypal:

- Sau khi đăng ký tài khoản thì Paypal sẽ gởi 1 email với nội dung như trên. Trong email sẽ có phần mã xác nhận (là 20 chữ số) trong phần CONFIRMATION CODE.




- Đăng nhập vào Paypal,
nhấn vào liên kết Confirm email address để tiến hành xác nhận Email.






- Nhập mã xác nhận
Nhấn vào liên kết mà mũi tên màu đỏ chỉ, để tới trang nhập mã xác nhận mà bạn nhận được trong email.



Nhập mã xác nhận trong email vào đây rồi nhấn Confirm


Nếu mã xác nhận bạn nhập là hợp lệ thì bạn sẽ thông báo là đã xác nhận email thành công. Các bước tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành liên kết thẻ ngân hàng vào tài khoản Paypal



Đăng ký thẻ VISA Debit để giao dịch:
Bạn nên nhớ 1 số vấn đề sau khi đi đăng ký thẻ:
  • Bạn cần nạp vào thẻ khoảng 100K để sau này paypal tiến hành thanh toán thử để xác nhận thẻ.
  • Kêu họ tạo cho bạn 1 tài khoản online để kiểm tra tình trạng thẻ thông qua chức năng login trên tranghttp://www.acb.com.vn/
  • Hỏi các thông tin về SWIFT CODE, mã thẻ...để sau này khai báo trong Paypal. Nếu không sau này mỗi lần không biết mà hỏi thì cực lắm. Các ngân hàng khác thì mình chưa thử, chỉ test mỗi ACB và đã thành công.
Hình dạng thẻ VISA Debit của ACB phát hành. Một số thông tin bạn cần biết đó là: Mã thẻ (16 chữ số), tên chủ tài khoản, ngày hết hạn và mã an toàn để tiến hành các giao dịch.



Nếu bạn có tài khoản do bên ngân hàng cấp thì có thể login tại trang acb.com.vn để vào xem tình trạng thẻ


- Đây là trang xem số dư trong thẻ của mình. Khi nạp 200K vào tài khoản để tiến hành kết nối với Paypal.
Lưu ý: quá trình kết nối với Paypal là miễn phí, ban đầu họ charge bạn 1 số tiền (1.95usd) rồi sau đó sẽ refund lại cho bạn. Tới phần sau các bạn sẽ biết cụ thể hơn.
Như vậy là bạn đã có đủ thông tin về thẻ cũng như 1 ít tiền trong thẻ. Tiếp theo bạn chỉ cần Gắn thẻ vào Paypal và xác nhận nữa là bạn có thể thanh toán, mua bán, gởi nhận tiền thông qua Paypal rồi.




Xác nhận thẻ vào tài khoản Paypal để thực hiện các giao dịch:
Bạn đăng nhập vào Paypal, bạn nhấn vào liên kết Link and confirm my credit or debit card để tới trang này.
Bạn tiến hành nhập các thông tin trên thẻ rồi nhấn Save and Continue để qua bước xác nhận.




Tới bước này là bạn đã liên kết được thẻ VISA Debit của mình vào Paypal rồi (hoàn thành 50% nhiệm vụ).
Sau khi liên kết thành công, Paypal sẽ gởi cho bạn 1 cái email để báo cho bạn biết. Nhiệm vụ còn lại khá phức tạp là Xác nhận thẻ này cho Paypal để Paypal hiểu các giao dịch sau này sẽ sử dụng thẻ VISA Debit của bạn. Nhấn Continue để tiến hành Xác nhận.
Quá trình xác nhận diễn ra như sau: đầu tiên Paypal sẽ lấy (charge) của bạn $1.95, bạn phải kiểm tra trong phần đăng nhập thẻ trên ACB để biết có giao dịch với Paypal hay không và tìm 4 con số như chỉ dẫn, sau đó vào lại phần xác nhận thẻ và nhập 4 con số này vào.



Email Paypal thông báo là bạn đã liên kết thẻ vào tài khoản Paypal



Email Paypal đưa các chỉ dẫn các bước Xác nhận tài khoản VISA của bạn.






Nếu làm theo đúng tiến trình (chờ khoảng 1,2 ngày) thì bạn vào trang quản lý thẻ của ACB sẽ thấy dòng giao dịch như trên..chú ý phần chi tiết 1234PAYPAL..., 1234 chính là con số mà bạn đang chờ đợi.




Sau khi có được 4 con số ở trên, bạn vào liên kết Confirm my card và nhập 4 con số này vào ô PayPal code và nhấn Submit. Ở đây mình nhập 5678.
Trong trường hợp bạn bị kẹt ở bước 4-5 , có nghĩa là chờ hoài không thấy giao dịch từ Paypal qua ACB, thôi đừng hy vọng nữa, bạn có thể vô trang Confirm này nhấn vào nút Resend PayPal Code để nó charge lại 1 lần nữa, yên tâm, dù có hay không thì sau nay nó charge bạn bao nhiêu thì nó sẽ trả lại hết cho bạn và bỏ vào PayPal balance.



Sau khi nhấn Submit, nếu làm đúng trình tự và nhập đúng số thì bạn sẽ được đưa tới trang My Account với thông báo là họ sẽ trả tiền lại (refund) cho bạn trong khoảng 24 tiếng nữa. Chờ đợi nhé !






Lưu ý, sau khi Confirm đầy đủ (bước 2,bước 4) thì chỗ mũi tên màu đỏ nói là bạn đã Verify, vậy là ổn rồi. Tuy nhiên hiện tại tiền vẫn chưa vô vì mình chụp hình này là lúc tiền Paypal chưa refund vô kịp. Bạn lưu ý mũi tên màu xanh, bạn đang ở loại tài khoản Personal (như đã tạo lúc đầu), bạn nhấn vào liên kết Upgrade để chuyển lên tài khoản Premier, yên tâm, miến phí ^^. Quá trình Upgrade đơn giản nên mình không minh họa ở đây.





Hóa đơn minh họa thanh toán thành công bằng tài khoản Paypal:
Hình này có nghĩa là bạn đã được PayPal trả tiền ($1.95) và tài khoản của bạn đã ở Premier và đã được xác nhận (Verified). Chúc mừng bạn, như vậy là bạn đã bắt đầu đi mua sắm online được rồi.
Nếu bạn muốn biết PayPal xử lý thế nào với PayPal balance và tiền trong thẻ VISA của bạn thì xem bước 5 để xem 1 hóa đơn mà Paypal thanh toán



Rút tiền ngược từ tài khoản Paypal về thẻ để sử dụng:
Nếu bạn muốn rút tiền từ PayPal balance thì đầu tiên bạn phải chuyển tiền từ PayPal balance vào tài khoản VISA Debit của bạn, sau đó chỉ cần ra ATM của ACB rút thôi, cũng không phức tạp lắm.
Bạn nhấn vào liên kết Withdraw trong trang My Account như trên.



Tới đây bạn nhấn vào liên kết mà mũi tên chỉ.




Lần đầu tiên bạn cần nhập các thông tin về ngân hàng thì mới chuyển tiền từ Paypal qua được.
Ở đây có 1 số thông tin mà bạn cần phải nhập. Những thông tin như Bank name, SWIFT code thì bạn phải hỏi nơi phát hành thẻ mới biết.




Do đó ở bước 3, mình đã khuyên các bạn hỏi 1 lần luôn. Đối với ACB, Account number chính là số thẻ luôn. Các ngân hàng khác thì không rành.
Sau khi thêm ngân hàng thành công, bạn sẽ được chuyển qua trang rút tiền. Ở đây bạn có thể xem tỷ giá hiện tại thời điểm mà bạn đang muốn rút.
Nếu đồng ý thì cứ nhập số tiền vào vào nhấn Continue để sang bước xác nhận. Lưu ý, đối với USD thì tối thiểu $10 USD mới chuyển được.






Đây là thông tin xem lại trước khi bạn nhấn Submit là hoàn tất quá trình chuyển từ Paypal balance sang tài khoản trong thẻ VISA ACB.
Lưu ý phí chuyển tiền là 60K sẽ được trừ vào số tiền mà bạn chuyển. Nếu xem hình thì bạn sẽ thấy nếu mình chuyển $10 USD thì thẻ VISA của mình chỉ được có 116,891VND.




Đây là màn hình MyAccount sau khi bạn đã chuyển tiền, nhìn vào bảng các giao dịch bạn sẽ thấy 1 giao dịch chuyển tiền. Chờ 2-4 ngày thì tiền sẽ được chuyển vào thẻ VISA Debit của bạn. Việc còn lại là của bạn, muốn làm gì với số tiền đó thì làm, có thể mời mình 1 ly cafe cũng được.


Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp cho dân MMO nói riêng và mọi người nói chung có một bước chuẩn bị chu đáo để tránh bỡ ngỡ. Hình thức này trong tương lai sẽ dần dần phổ biến rộng rãi và mọi người nên bắt đầu từ hôm nay.

nguồn bloghoctap.com





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét